Những cánh thư ra Bắc vào Nam (Phần 2)
Ôi! Sống như Anh, sống trọn đời
Sáng trong như ngọc một con Người!
“Hà yêu mến của Ba!
Ba nghe nói con học khá, mạnh khỏe, ngoan ba mừng lắm.
Ba dặn con chăm lo học, lao động, ngoan hơn nữa.
“Bé yêu mến của Ba!
Ba gởi thư cho con đây, ba nhắc con phải chăm học, chăm làm hơn nữa.
Ba khỏe lắm, vui lắm.
Thỉnh thoảng con gởi thơ cho ba
Mẹ nói với ba con khá ngoan, ba mừng lắm.
Ba chúc con mạnh khỏe, học giỏi, lao động khá, tính nết tốt.
Con mạnh khỏe. Hôn con. Bà yêu mến” - thư viết tháng 11/1965.
Thời gian Đại tướng Nguyễn Chí Thanh công tác xa nhà, Nguyễn Chí Vịnh khi đó còn nhỏ, bà Cúc vẫn thường kể tình hình người con trai út cho Đại tướng.
“Cu Vịnh mẹ phụ trách, mỗi ngày học 1 chữ và tập viết 2 bài. Vịnh học nhanh nhưng ham chơi và thích lao động hơn học. Vịnh bảo: “Mẹ cho con học buổi tối, học ban ngày con không nhớ được đâu… Lần này Vịnh gửi anh cho ba tự tay viết lấy, không cho mẹ cầm tay như trước nữa”. Khi đó Nguyễn Chí Vịnh còn nhỏ chưa đến trường, học vỡ lòng là do mẹ dạy.
Những lá thư gia đình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh hiện đang được cất giữ cùng nhiều kỷ vật khác trong khu vực tưởng niệm ở ngôi nhà 47 Phan Đình Phùng. Đó là những kỷ vật thiêng liêng của một vị tướng đã từng cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Người đã trải qua những năm tháng khốc liệt nơi chiến trường, những ngày tháng gian khổ trong nhà tù thực dân. Người chồng, người cha mẫu mực, dù bộn bề công việc của đất nước nhưng trong trái tim Đại tướng luôn hướng về gia đình, người thân và những đứa con thơ qua những cánh thư ra Bắc vào Nam.
Sáng trong như ngọc một con Người!
Trong lễ tiễn biệt Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu đã lấy hình ảnh một con người sáng trong như ngọc để ca ngợi hình tượng cao đẹp về một vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của quân tội ta. Một nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Với đại tướng trước mặt là Tổ quốc, trong tim là quê hương, là gia đình, là vợ và các con. Hai mươi năm xa nhà, Đại tướng đã gửi về cho vợ Bà Nguyễn Thị Cúc 73 bức thư. Nội dung những bức thư giúp chúng ta hiểu thêm từng bước chân trên cả con đường của Đại tướng, của gia đình, những khắc khoải cách xa, những lo âu trĩu nặng, những dặn dò ân cần, niềm vui và cả khao khát trong lòng người chồng, người cha đang gánh vác biết bao nhiệm vụ nặng nề.
Bên cạnh những bức thư gửi vợ, Đại tướng còn gửi thư cho các con với những lời nhắn nhủ đầy yêu thương: “Ba dặn các con phải ngoan hơn nữa, phải chịu khó lao động, ra sức học tập. Đối với bạn bè cho thật tốt, thật thà, ngay thẳng, lễ độ, khiêm tốn, người khác sao thì mình vậy”. Nhiều lá thư Đại tướng gửi riêng cho con gái lớn Nguyễn Thị Thanh Hà, với tình cảm yêu thương, trìu mến, tháng 11/1965 Đại tướng đã gửi cho con gái 2 lá thư:“Hà yêu mến của Ba!
Ba nghe nói con học khá, mạnh khỏe, ngoan ba mừng lắm.
Ba dặn con chăm lo học, lao động, ngoan hơn nữa.
Con hết sức lo tu dưỡng đạo đức, ăn ở với mọi người, với bạn bè cho tốt để ai cũng thương mình. Hôn con” - thư viết tháng 11/1965.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và con gái (bé Hà) ở Chiến khu Việt Bắc, năm 1952
Ba gởi thư cho con đây, ba nhắc con phải chăm học, chăm làm hơn nữa.
Ba khỏe lắm, vui lắm.
Thỉnh thoảng con gởi thơ cho ba
Mẹ nói với ba con khá ngoan, ba mừng lắm.
Ba chúc con mạnh khỏe, học giỏi, lao động khá, tính nết tốt.
Con mạnh khỏe. Hôn con. Bà yêu mến” - thư viết tháng 11/1965.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và con trai Nguyễn Chí Vịnh
“Cu Vịnh mẹ phụ trách, mỗi ngày học 1 chữ và tập viết 2 bài. Vịnh học nhanh nhưng ham chơi và thích lao động hơn học. Vịnh bảo: “Mẹ cho con học buổi tối, học ban ngày con không nhớ được đâu… Lần này Vịnh gửi anh cho ba tự tay viết lấy, không cho mẹ cầm tay như trước nữa”. Khi đó Nguyễn Chí Vịnh còn nhỏ chưa đến trường, học vỡ lòng là do mẹ dạy.
Những lá thư gia đình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh hiện đang được cất giữ cùng nhiều kỷ vật khác trong khu vực tưởng niệm ở ngôi nhà 47 Phan Đình Phùng. Đó là những kỷ vật thiêng liêng của một vị tướng đã từng cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Người đã trải qua những năm tháng khốc liệt nơi chiến trường, những ngày tháng gian khổ trong nhà tù thực dân. Người chồng, người cha mẫu mực, dù bộn bề công việc của đất nước nhưng trong trái tim Đại tướng luôn hướng về gia đình, người thân và những đứa con thơ qua những cánh thư ra Bắc vào Nam.
Nguyễn Thị Thu Hiền - Phòng Nghiên cứu Sưu tầm
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Bộ máy cai quản tù nhân (giai đoạn 1899 - 1926)]
Cùng với việc khẩn trương hoàn thiện các hạng mục công trình để đưa Nhà tù Trung ương Hà Nội (Nhà tù Hỏa Lò) vào sử dụng, thực dân Pháp nhanh chóng ban hành hàng loạt sắc lệnh, nghị định về chức...
Cành bàng
Trong điều kiện tù đày khắc nghiệt tại Nhà tù Hỏa Lò, những người tù đã tận dụng cành bàng và các vật liệu đơn sơ để tạo ra đồ dùng phục vụ cuộc sống.
Người nhạc sỹ và bức ảnh năm xưa
Trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã được khai mạc vào ngày mùng 5/10/2018 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trong nhiều bức ảnh lịch sử của ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), khách tham quan rất...